Hoa ban - vẻ đẹp miền Tây Bắc.
Hoa ban là một trong những sản vật của núi rừng Tây Bắc.Hàng nghìn đời nay, hoa ban đã rất tự nhiên đi vào đời sống văn hóa -tâm linh của nhân dân Tây Bắc, nhất là bà con thuộc nhóm ngôn ngữTày - Thái. Với đồng bào Thái, có lẽ không ai là không trải qua tuổithanh xuân, với những trò chơi thú vị hái hoa ban và hát giao duyên.Trong ký ức của người đi xa, cùng với nỗi nhớ mường nhớ bản, nhớngười thân yêu, còn có nỗi nhớ da diết hoa ban vào mỗi độ xuân về.
Hoaban xuất hiện trong các trường ca, các truyền thuyết và các câuchuyện kể bên bếp lửa hằng đêm của người dân Tây Bắc. Dã sử dân giankể rằng xưa hoa ban chỉ một màu trắng. Từ khi nàng Mai con gái củaLang Cum nổi tiếng khắp chín châu mười Mường chối bỏ ngôi bà Nàng,lấy chồng nhà dân mọn rồi theo quân ông Hoàng đánh giặc dữ. Khi ôngHoàng thua lớn ở Mạnh Thiên, vợ chồng nàng Mai tuẫn tiết theo chủtướng dưới gốc một cây ban cội. Máu của hai người làm mùa xuân năm ấycây ban cội ra màu hoa ban đỏ. Rồi gió đưa nhị hoa rải khắp vùng tạothành giống ban hồng ngày nay. Đối với người dân vùng Tây Bắc cả haithứ hoa ban đều là món "hoa rau" quý. Quà tết bố vợ ở Mường Tè, PắcLuông... bên cạnh bánh chưng, bánh đuôi én, bánh trứng kiến (loạibánh làm bằng bột nếp trộn với trứng kiến trên rừng) bao giờ cũng đặtcùng với “hoa rau" mới tỏ rõ sự trân trọng thanh cao.
Hoaban cùng họ với hoa bướm, không có hương nhưng có vị, mỗi hoa có 4 -5 cánh, nhị mầu hồng, gân mầu tím. Nhị hoa mang vị ngọt, quyến rũnhiều loài côn trùng, nhất là các loài lấy mật như ong, bướm. Tên gọihoa ban theo tiếng của dân tộc Thái, có nghĩa là hoa ngọt, đó vừa làdanh từ vừa là tính từ. Hoa ban nở rộ nhất và đẹp nhất là đầu thángba, đến đầu tháng tư thì hoa bắt đầu tàn. Lúc nở rộ, trông cây bannhư chỉ có hoa mà không có lá. Bà con vùng cao coi hoa ban như thểnông lịch của mình, họ phát nương vào lúc hoa nở và tra hạt vào lúchoa tàn. Cứ năm nào hoa ban nở đều khắp cả suối, cả đồi, cả rừng lànăm ấy trời không mưa dai quá mà không nắng gắt quá! Và năm đó ngườita ít lo lắng về nắng hạn cũng như lũ lụt.
Hàngnăm, cứ vào mùa hoa ban nở, người Thái ở huyện Mai Châu (Hòa Bình)lại mở Hội Xên bản, xên mường (còn gọi là hội hoa ban) để cầu phúc vàgửi gắm vào đó những ước vọng lớn lao về một cuộc sống bình yên, noấm nơi bản mường, đồng thời cũng là dịp thi tài, vui chơi, trai gáitìm hiểu, tâm tình qua tiếng hát, tiếng đàn. Truyền thuyết của ngườiThái kể rằng: Thuở ấy, có một chàng trai tên là Khum đem lòng yêu côgái tên là Ban. Khum vừa giỏi làm nương, lại có tài săn bắn. Ban thìkhéo tay dệt vải lại vừa có giọng hát làm say đắm nhiều chàng trai.Thế nhưng, cha nàng Ban vì ham giàu nên đã đem gả nàng cho con trainhà tạo mường, vốn là một thanh niên lười nhác lại có tật gù lưng.
Trongbước đường cùng, nàng Ban đã chạy sang bản của Khum để cầu cứu.Nhưng chẳng may khi đến nhà Khum, thì được tin chàng đã theo cha đimua trâu ở bản xa. Nàng bèn lấy chiếc khăn piêu của mình, buộc vàonơi cầu thang nhà người yêu, rồi bươn bả đi tìm chàng. Nàng đi hếtnúi này, rừng khác, gọi tên người yêu đến khản cả giọng, nhưng chàng ởxa nào có nghe thấy. Cuối cùng kiệt sức, nàng ngã gục sau khi vượtqua một dãy núi cao. Nơi nàng nằm xuống, sau đó mọc lên một cây hoamang búp trắng như búp tay người con gái. Và chẳng bao lâu, loài hoaấy mọc lan ra khắp núi rừng Tây Bắc, và hàng năm cứ mỗi độ xuân về,hoa nở trắng như bông. Người ta đặt tên loài hoa đó là hoa ban.
ChàngKhum, khi về đến nhà, thấy chiếc khăn piêu của người yêu vắt nơi cầuthang, biết là có chuyện chẳng lành, bèn vội vã đi tìm. Đi mãi hếtmường này, bản khác, cuối cùng, chàng kiệt sức, ngã xuống. Sau khichết, chàng hóa thành con chim sống lẻ loi trong rừng, và cứ đến mùahoa ban nở, lại hót vang như tiếng gọi người yêu tha thiết tự nămnào. Hiện nay, trong cộng đồng các dân tộc Tây Bắc đang tồn tại đồngthời nhiều "típ" truyện nữa, cùng có nội dung giải thích nguồn gốchoa ban. Cách dẫn dắt và tên nhân vật của các truyện tuy có khácnhau, nhưng đều giống nhau ở chỗ dùng hoa ban làm biểu tượng cho tấmlòng thủy chung trong tình yêu đôi lứa. Do yêu hoa, con trai con gáiTây Bắc lặn lội trong những cánh rừng mờ sương ngắm nhìn những bônghoa sáng rực như hạt ngọc, họ hái hoa cài lên tóc, họ còn đem hoa vềbiếu cho người thân quen nhất để mở tiệc ăn mừng mùa hoa ban nở.
Mùa hoa ban, các bà các chị lúc đi nương về thường mang theo một ít hoa ban, không phải để chơi mà là để ǎn. Hoa ban nấu canh, làm nộm, đồ lên chấm với dấm ớt mǎng chua... đó là thuộc tính riêng của hoa ban mà nhiều loài hoa kháckhông có được. Hoa ban còn là vị thuốc quý trị chứng ho khan hoặcviêm họng rất tốt. Có người dùng lá và búp non của cây ban sao vànghạ thổ, chữa bệnh kiết lỵ tương đối hiệu quả. Trong mâm cỗ đầu năm,người Thái cũng hay cài những cánh hoa đẹp trên bàn thờ như thể biếtơn những bậc sinh thành đã qua đời. Nếu là con trai hay con gái họ kểcho nhau nghe câu chuyện tình trong trắng và thương tâm, thủy chungcủa chàng Khum và nàng Ban xa xưa rồi cùng rủ nhau ra rừng tìm nhữngcánh hoa ban mới nở. Họ trân trọng mang về tặng cha mẹ, tặng ngườiyêu, vì người Thái cho rằng, hoa ban trong trắng vừa là biểu tượngcủa đạo hiếu đối với cha mẹ, vừa là biểu tượng của tình yêu trai gái.(MT).
Khăn Piêu - nét đẹp của cô gái Thái
Mỗi dân tộc trên thế giới đều mang sắc thái văn hóa độc đáo của mình qua trang phục. Cùng với ngôn ngữ, trang phục là dấu hiệu thông tin quan trọng thứ hai để chúng ta dễ nhận biết tộc người này và tộc người khác mỗi khi có dịp tiếp xúc. Người Thái cư trú ở nhiều nơi trên đất nước ta, nhưng tập trung đông nhất là ở các tỉnh Tây Bắc: Sơn La, Lai Châu.... Ngoài sức hấp dẫn của trang phục, khăn piêu của phụ nữ Thái mang một nét riêng thật hấp dẫn, độc đáo:
“Em se sợi thành vóc hoa dâu
Em dệt cửi thành gấm vân chéo
Em dệt tơ thành đóa hoa vàng
Người các bản các phường muốn khóc
Đều ước ao được em thêu khăn"
(Dân ca Thái)
Chỉtrừ một số phụ nữ Thái trắng đội nón tát, còn đa số phụ nữ TháiMường Thanh (Lai Châu), Mường La (Sơn La), Mường Lò (Lào Cai), đềuđội khăn vải. Khăn vải dùng để đội trên đầu người Thái gọi là piêu.Piêu có nhiều loại khác nhau, có loại được thêu hoa văn bằng chỉ màusặc sỡ, có loại chỉ là một tấm vải bông nhuộm chàm, tùy từng vùng,từng địa phương mà piêu có những sắc thái riêng của nó. Piêu có tácdụng che đầu khi nắng gió, làm ấm đầu khi mùa đông giá lạnh... Piêucòn là vật trang sức quan trọng của các cô gái Thái trong sinh hoạthằng ngày, nhất là trong lúc đi chơi hay dự lễ hội... Đồng bào Tháilàm piêu từ loại vải bông tự dệt. Trước khi thêu, miếng vải được chọnlàm khăn đội đều phải nhuộm chàm. Chàm là màu nền để trên đó ngườiphụ nữ Thái thêu lên các đồ án hoa văn bằng các loại chỉ màu (xanh,đỏ, tím, vàng, da cam....) ở hai đầu khăn. Để có một chiếc piêu hoànchỉnh, người phụ nữ Thái phải mất thời gian từ hai đến bốn tuần. PiêuThái không trang trí ở toàn bộ diện tích, chỉ tập trung trang trí ởhai đầu. Trước khi thêu, người ta ghép mảnh vải đỏ làm viền. Các viềnđỏ bọc cho sợi ở các đầu khăn khỏi bị xổ ra, vừa như là giới hạn diện tích trang trí ở đầu khăn. Đường viền vải đỏ bọc ở ba mép đầu khăn rộng trên dưới 1 cm. Phụ nữ Thái dùng lối khâu luồn rất khéo, hạn chế tối đa đường chỉ lộ ra ngoài để cho đường viền màu đỏ và nền chàmcủa khăn liền làm một.
Trướckhi thêu, chị em làm những chiếc cút để đính vào piêu, có thể làmnhiều cút piêu một lúc rồi dùng dần. Đối với các cút piêu đòi hỏiphải tỷ mỷ, cầu kỳ, chỉ có những người thành thạo mới biết làm. Cáccút sau khi làm xong được ghép lại rất khéo vào đầu piêu. Các loạichỉ màu được sử dụng như vậy vừa mang chức năng kỹ thuật, vừa manggiá trị thẩm mỹ. Nhìn vào chiếc cút được dính vào đầu piêu, ta rấtkhó đoán nhận ra được mạch chỉ khâu ghép các đường trang trí vớinhau. Các loại đường khâu đều do phụ nữ Thái tự sáng tạo, có nhiềukiểu: móc xích, chân rết, xương cá... Các cút piêu trước hết được đặttrên ba đoạn thẳng của mỗi đầu khăn. Còn chính bốn góc của khăn, chịem dùng dây làm cút còn dư tết thành hình bông hoa cách điệu. Cútpiêu thường được sắp xếp thành từng chùm lẻ 3, 5, 7 cái trên các vịtrí cách đều nhau ở hai đầu khăn, bởi vậy cút ở trên piêu bao giờcũng là cút chùm. Cũng như nhiều vật dụng khác (cúc áo, chắn song cửasổ, bậc thang nhà sàn...), cút piêu được thiết kế theo quan niệm sốlẻ. Bình thường phụ nữ Thái đội piêu có cút chùm ba, nhưng khi tặngpiêu cho người bậc trên, người mình quý trọng, kính yêu thì tặng loạipiêu có cút chùm năm trở lên....
Saukhi bọc viền và ghép cút piêu, chị em mới bắt đầu công việc thêupiêu. Khi thêu những hoa văn đa dạng lên hai đầu khăn, họ nhìn theomẫu, song không dập khuôn một cách máy móc. Trong quá trình thêu, họcó thể sáng tạo theo ý muốn chủ quan. Nét đặc biệt là phụ nữ Tháikhông thêu piêu ở mặt phải như lối thêu thông thường mà lại thêu từmặt trái, các hoa văn với đồ án và màu sắc phức tạp lại hiện lên ởmặt phải, đó là lối thêu truyền thống với trí tưởng tượng của kỹthuật và mỹ thuật dân gian tài tình. Piêu được tạo theo lối luồn chỉhay đan chỉ màu vào vải, nhưng cái khó là phải tính toán theo mộtnguyên tắc nhất định để luồn chỉ vào mặt trái và hoa văn lại hiện lênchính xác ở mặt phải. Hoa văn piêu không đơn giản, điểm xuyết mà làmột hệ thống đồ án có bố cục nội dung phức tạp, đòi hỏi người phụ nữphải nắm chắc nguyên tắc kỹ thuật, phải thuộc đồ án hoa văn với haimặt phải, trái của nó.
Việchọc dệt vải và học thêu khăn piêu là bài học phổ thông, tất yếu củamọi thành viên nữ trong nếp sống của cộng đồng dân tộc Thái, bởi vậypiêu còn là một tiêu chuẩn xã hội để đánh giá một phụ nữ. Qua chiếcpiêu có thể biết được chủ nhân của nó là người tài hoa, siêng năng,chịu khó hay là người lười nhác, vụng dại. Khăn piêu của phụ nữ Tháikhông chỉ mang giá trị thẩm mỹ mà còn mang tính xã hội, cùng với váy,áo, nón đội, thắt lưng, piêu góp phần tạo nên một nét đẹp, một sắcthái riêng, hấp dẫn về trang phục truyền thống của dân tộc Thái.
Đi chợ phiên Mường Hum
Du khách lên tỉnh biên giới cực Bắc Lào Cai mà bỏ qua chợ phiên Mường Hum thì thật là tiếc. Như các chợ phiên khác ở đây, chợ Mường Hum họp vào chủ nhật hàngtuần, là ngày nhộn nhịp nhất của vùng núi cao Bát Xát. Từ thị xã LàoCai, đi ôtô qua 20km đường nhựa tới huyện lỵ Bát Xát, rồi từ đây vượtthêm 24km đường đèo để đến chợ Mường Hum. Chợ Mường Hum nằm dướithung lũng nhỏ, kề bên là suối nước trong vắt, xung quanh là nhữngdãy núi cao ngất trùng mây. Cái chợ phiên cuối tuần ven suối MườngHum này là nơi gặp gỡ, giao lưu, mua bán và vui chơi của bà con cácdân tộc Hà Nhì, Mông, Hoa, Giáy, Dao Đỏ, Dao Tuyển, Hán...
PhạmThị Đoàn Thanh)Ngày thường, ai đến đây cũng thích ngắm cảnh MườngHum sơn thuỷ hữu tình, còn vào ngày chợ phiên cảnh bắt mắt du kháchnhất là đoạn suối ven chợ. Bên bờ suối, bầy ngựa đợi chủ vào chợ tậptrung bên suối với đủ sắc lông, thỉnh thoảng chúng cất tiếng hí vangkhiến bức tranh sơn cước càng thêm sinh động, rất hiếm thấy ở nơikhác. Những chiếc cầu treo hay cầu đá bắc qua suối lúc nào cũng cóngười dắt ngựa qua lại...Bên trong chợ ồn ào, tấp nập và khách khôngkhỏi trầm trồ trước những bộ y phục "loá mắt" của các cô thiếu nữ dântộc. Những cô gái, chàng trai ở bản làng đi chợ đâu chỉ để mua bánmà còn đi để tìm hiểu, để vui chơi, tìm bạn tình, vì thế ai cũng làmđẹp chẳng kém gì đi dự ngày hội. Các thiếu nữ Mông váy hoa gợi cảm,lại đội thêm mái tóc giả bằng len sợi nhuộm màu rực rỡ trông giốngnhư một bông hoa biết đi, lung linh khoe sắc. Đẹp không kém là bộtrang phục Dao Đỏ: các thiếu nữ mặc áo quần màu chàm đen điểm xuyếthoa văn trên ngực tựa như những cánh bướm và đội chiếc khăn đỏ rựcđược kết thêm rất nhiều món trang sức bằng bạc, lúc nào cũng lấp lánh. Cả các em bé dân tộc Dao, dù còn được địu trên lưng mẹ nhưng cũng được mẹ chăm chút áo quần, khăn mũ và các em được mọi người thíchngắm nhất...
Đếnchợ phiên Mường Hum, du khách không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp củathiên nhiên, cảnh vật mà còn thấy cuộc sống con người nơi đây thậtyên bình, vui tươi và mong muốn có dịp được trở lại nơi này. Câuthành ngữ phản ánh huyền thoại về cội nguồn dân tộc Người Việt Namai mà không biết câu thành ngữ về huyền thoại cội nguồn dân tộc "ConRồng Cháu Tiên". Thế nhưng không ít tuổi trẻ sinh ra và lớn lên,trưởng thành ở xứ người, xa bối cảnh văn hoá và lịch sử dân tộc cóthể sẽ không hiểu vì sao người Việt lại coi mình là hâụ duệ của TiênRồng. Xin được nói đôi điều về gốc gác Con Rồng - một vế của câuthành ngữ quen thuộc.
Về đây...tiếng chim rừng ban mai Tây Bắc
Dù đã đi nhiều miền rừng khác nhau, nhưng Tây Bắc một thời "Tây tiến" ghi dấu ấn hào hùng,đã để lại muôn vàn khác lạ trong tôi. Từ Hà Nội, chỉ nửa ngày đường,tôi đã đến đây để choáng ngợp trước bức tranh thiên nhiên hùng vĩ,nguyên sơ và mê đắm trong bản giao hưởng của muôn loài chim rừng.
TâyBắc là sự quyến rũ bí ẩn đối với tôi. Không chỉ sắc màu của các tộcngười với nhiều phong tục lạ, mà còn là núi non trùng điệp quấn quítmây bay. Ai đã từng qua Tây Bắc dù chỉ một lần cũng thấy choáng ngợptrước vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ còn nguyên sơ nơi đây. Những rừngcây rậm rạp hoang vu và kỳ ảo, những con suối vừa hiền hòa vừa dữ dộilen lỏi giữa các khe đá, miên man qua năm tháng với khúc nhạc rừngbất tận. Và đặc biệt là chim rừng - những nhạc sĩ kì tài - mà thiênnhiên ban tặng cho miền rừng núi, đã tung thả vào không gian nơi đâynhững cung bậc tuyệt vời mà không bản hòa tấu nào, giai điệu nào sánhnổi. Tôi may mắn có được một lần đắm mình trong âm thanh rừng củabình minh Tây Bắc và khúc hát ban mai bằng muôn vàn tiếng chim hót,là ấn tượng khó phai trong tôi, dù đã nhiều lần đi đến nhiều miềnrừng ở nhiều nơi khác.
Khinhững tia nắng đầu tiên, mỏng manh màu cam nhạt còn lấp ló sau nhữngđỉnh núi nhòn nhọn xám mờ, chưa đủ sức xuyên thủng màn sương trắngđục như đổ mây che phủ rừng cây, trùm lên những nóc nhà… Mọi vật cònngái ngủ trong sự yên tĩnh trong trẻo… Hơi rùng mình với cái tê têlạnh phả ra từ khí núi, vẫn mơ màng ấm áp với dư âm một giấc mơ đẹp,tôi bỗng thót người khi nghe một tiếng chim lảnh lót, réo rắt trongnhư ngọc, giống mũi tên xuyên qua màn sương, át cả tiếng gió lướttrên các ngọn núi, đầy quyền lực và có lẽ đầy ma lực… Sau tiếng chim,cả núi rừng như chuyển động, bắt đầu là tiếng lao xao của người, rồitiếng gõ móng lộp cộp của gia súc, tiếng gà kêu, ngựa hí… Cả một mớâm thanh hỗn tạp nơi làng bản chuẩn bị cho một ngày mới. Song tất cảđều như bị chìm khuất bởi dàn đại hòa tấu của muôn loài chim rừng hótđón chào mặt trời. Dàn nhạc chim này đã tạo cho bình minh Tây Bắccái rộn ràng đặc biệt mà không đâu có được.
Tiếngchim hót có cung bậc trầm bổng, nhịp nhàng không có ai tranh cướp,chen lấn ai. Có lúc hòa vào nhau, có lúc tách riêng ra như có một vịchỉ huy thần bí điều khiển. Cả một bản hợp âm phong phú đa dạng, đaâm sắc như một dòng chảy của âm thanh tràn ngập cảnh rừng núi trongnắng sớm. Tôi có thể khẳng định không có một nhà nuôi chim cảnh, vườnchim cảnh nào có được khúc nhạc rừng đầy ngẫu hứng của chim rừng TâyBắc hay như vậy. Tôi không phân biệt được tiếng hót nào của loàichim nào, mà chỉ nghe, cảm nhận trong trạng thái say mê, không dứt rađược. Người như đắm chìm trong bản giao hưởng đặc biệt của rừng.Tiếng chim lúc ríu ran như kể cho nhau nghe những câu chuyện mà chỉcó chim mới hiểu. Khi thì đục đục, khàn khàn, chậm rãi nhả từngtiếng, tưởng tượng như một triết gia đang giảng đạo đức cho lũ chimnon láu táu cứ hót líu tíu, nhõng nhẽo không chịu rời tổ tập bay tìmmồi theo mẹ cha. Có những tiếng chim hót tha thiết, nghe như thôithúc, giục giã, đứng ngồi không yên phải đi tìm một việc gì để làm…Cũng có tiếng chim hót một hơi dài lanh lảnh, kiêu kì như một kẻ đànhhanh, chanh chua… Bên cạnh đó lại có tiếng hót trong veo, mảnh nhưsợi dây kéo dài quấn quanh các ngọn cây, đánh thức từng cái lá nonxòe nở. Ngược lại, có tiếng hót nghe rụt rè, nhẹ nhàng, giữa các quãng nghỉ của loài khác. Thỉnh thoảng, lẫn trong các tiếng chim một giọng hót khắc khoải, như chờ đợi như khẩn cầu…, có lẽ là của một con chim lẻ bạn, lẻ bầy. Lại có loài nghe tiếng hót nghe oai phong, rềnvang cả một khoảnh rừng như dàn bè trầm đẩy tiếng hót réo rắt miênman của loài chim khác. Đôi lúc có tiếng hót như một chuỗi âm thanhnghịch xen vào giữa nghe ngộ nghĩnh, khiến cho ta phải bật cười vànghĩ đến sự nghịch ngợm của loài chim nào đó.
Cũngcó khi, cả khu rừng im bặt, nhường cho hai con chim hót xướng họa,tiếng chim vút lên như chạm đỉnh núi, chạm mây, chạm vào những tiamặt trời hồng rực đang tỏa sáng xua tan màn sương phủ rồi quay trởlại. Giai điệu thần tiên xoáy vào lòng người vẻ đẹp thánh thiện củaâm thanh. Có lúc như để phô diễn giọng hát, từng con chim cất tiếng,một giai điệu đầy ngẫu hứng, mà thật lạ, không giai điệu nào trùnglặp. Rồi cứ như một cây đũa thần chỉ huy, cả khu rừng cũng bật lênbản hòa âm của muôn tiếng hót du dương quyện vào nhau nhiều thang âm,nhiều bè, mà nghe trong đó có cả tiếng suối róc rách, tiếng gió laoxao, tiếng lá rừng rì rào, tiếng rơi nhè nhàng của giọt sương từ trênngọn lá rơi xuống thảm cỏ làm nền… Tôi đắm trong âm thanh khúc hátban mai của núi rừng Tây Bắc và không thể nào quên được cái cảm giáctuyệt vời khi thưởng thức giai điệu thiên nhiên tinh khôi, thần tiên,hồn nhiên giữa cảnh rừng hoang vu Tây Bắc.
Khúchát ban mai của những loài chim rừng làm cho Tây Bắc hoang sơ, kỳbí, bừng sáng hơn trong bình minh. Cho những váy áo đầy sắc màu trênnhững khu ruộng bậc thang thắm sắc rực rỡ hơn và cuộc sống dù đơn sơvẫn luôn ấm áp ngọt ngào tràn niềm vui. Chợt phấp phỏng lo sợ, nếumột ngày kia, vì lòng tham lam của con người, những nhạc sĩ thiên tàicủa thiên nhiên, những chú chim hoang dã bị bắt nhốt vào lồng… Khúchát ban mai không còn. Và bình minh Tây Bắc… Rừng buồn… Người buồn…
|